聲母韻母 - Thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung​

I. Thanh mẫu, phụ âm trong tiếng trung

Thanh mẫu là phần phụ âm phía trước trong cấu tạo từ tiếng Hán, gồm tổng cộng 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Thanh mẫu (phụ âm) khi ghép trực tiếp với vận mẫu (nguyên âm) tạo thành một từ hoàn chỉnh.

1. Có mấy loại phụ âm (thanh mẫu)?

Trong tiếng trung hiện đại thì thanh mẫu được chia làm 6 nhóm cơ bản như dưới đây và  2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.

Nhóm 1: Âm 2 môi b,p, m, f

Phụ âm Cách phát âm
b[p] → [pua]Gần giống âm “p”. Là âm không bật hơi. Khi phát âm 2 môi khép lại, để luồng khí bắn ra.
p[p’]→ [p’ua]Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” nhưng bật hơi. Khi phát âm giống âm b [pua] trên nhưng là âm bật hơi.
m[m]→ [mua]Gần giống âm “m”, khi phát âm khép 2 môi và luồng âm thanh theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung.
f[ph]→ [phua]Gần giống âm “ph”. Là âm môi + răng, khi phát âm răng trên tiếp xúc với môi dưới, dây thanh không dung

Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa d, t, n, l

Phụ âm Cách phát âm
d[t]→ [tưa]Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Là một âm không bật hơi. Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, trữ hơi trong miệng rồi đầu lưỡi hạ nhanh xuống đẩy hơi đột ngột ra ngoài.
t[th]→ [thưa]Gần giống âm “th” nhưng là âm bật hơi.
n[n]→ [nưa]Gần giống âm “n”. Là âm đầu lưỡi + âm mũi. Khi đọc luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung. Đầu lưỡi chạm vào răng trên
l[l]→ [lưa]gần giống âm “l” khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên nhưng lùi về phía sau và luồng hơi theo 2 trước lưỡi đẩy ra ngoài, dây thanh rung.

Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h

Phụ âmCách phát âm
g[k]→ [ kưa]Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt), khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
k[kh’]→ [kh’ưa]Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi. Mách nhỏ: phát âm giống g[ kưa] bên trên nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật ra cần mạnh.
h[h/kh]→ [hưa]Gần giống âm giữa “kh và h” (sẽ có từ thiên về âm kh, có từ thiên về âm h). Cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra

Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x

Phụ âmCách phát âm
j[ch]→ [chi]Gần giống âm “ch” (trong tiếng Việt) nhưng kéo dài khuôn miệng. Phát âm đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài
q[ch’]→ [ch’i]Gần giống âm “j[ch]” [chi] bên trên nhưng bật hơi. Vì đây là âm bật hơi
x[x]→ [xi]Mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng. Đọc giống âm “x” và kéo dài khuôn miệng. Không dung dây thanh

Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s, r

Phụ âm

Cách phát âm

z[ch]→ [chư]Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr). Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước  vào sau mặt răng trên, nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng) cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài.
c[ch’]→ [ch’ư]Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng luồng hơi bật mạnh ra ngoài, là âm bật hơi. Hoặc phát âm giống hệt z[ch]->[chư] nhưng bật mạnh hơi ra ngoài.

 

 

s[s]→ [sư]Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn). Khi phát âm đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên, luồng hơi từ mặt lưỡi với răng trên ma sát

 

 

r[r]→ [rư]Gần giống âm “r” nhưng không rung kéo dàu. Khi phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung

Chú ý: Thỉnh thoảng nghe không ra “c” và “s”. Các bạn hãy mở âm lượng lớn hơn và tập chung nghe lại. Sẽ thấy khác nhau nhỏ. Âm “c” sẽ có pha âm “tr” (trong tiếng việt), còn âm “s” thì không.

2. Cách phát âm zh, ch, sh trong tiếng trung

Nhóm 6: Âm phụ kép cuống lưỡi zh, ch, sh được coi là khó phát âm chính xác nhất vì nó khá tương đồng nhau

Âm phụ kép

Cách phát âm đọc

zh[tr]→ [trư]Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi, đầu lưỡi trên cuộn chạm và ngạc cứng, luồng khí từ đầu lười và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài. Không bật hơi.

 

 

ch[tr’]→ [tr’ư]:Gần giống “zh[tr]->[trư]” nhưng bật hơi. Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.
sh[s]→ [sư]Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, không bật hơi.

Trong nhóm này có 2 thanh mẫu phát âm giống hệt nhau là và zh[tr]→ [trư] và ch[tr’]→ [tr’ư]:. Đầu tiên bạn cuốn lưỡi về phía sau vòng họng (cuốn nhẹ thôi, không cần quá nhiều), sau đó cố gắng phát âm đẩy luồng hơi ở trong ra. Vậy là bạn đã phát âm đúng.

Còn với âm ch[tr’]→ [tr’ư] yêu cầu bạn làm tương tự như trên. Nhưng khi phát âm bạn phải hắt mạnh hơi ra theo. Bật luồng hơi từ trong cuống họng đi ra. Các bạn có thể ôn luyện thêm cách học phiên âm tiếng trung Pinyin và tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Như vậy đến đây chúng mình đã hoàn thành việc đọc và phát âm thanh mẫu trong tiếng trung rồi.

I. Vận mẫu, nguyên âm trong tiếng trung

Trong tiếng Trung gồm có tổng cộng 36 vận mẫu (nguyên âm), trong đó bao gồm 6 vận mẫu đơn và 30 vẫn mẫu kép. Khác với thanh mẫu, vận mẫu có thể  phát âm thành tiếng khi đứng độc lập một mình, khi phát âm thanh quản sẽ mở rộng ra và phát âm thành tiếng.

1. Vận mẫu trong tiếng trung là gì?

Vẫn mẫu hay còn gọi là nguyên âm là một trong 3 thành phần chính không thể thiếu để cấu tạo nên một âm tiết trong tiếng trung, chính là phần âm phía sau khi được ghép với các phụ âm phía trước sẽ tạo thành một từ. Nếu bạn chưa rõ điều này nên đọc và xem thêm bài hướng dẫn phiên âm pinyin bảng chữ cái tiếng trung.

2. Phân loại

  • Vận mẫu đơn: 6 nguyên âm gốc ban đầu a, o, e, i, u và ü
  • Vận mẫu kép: để giúp các bạn dễ hiểu hơn trong bài viết này mình sẽ chia thành 5 nhóm như dưới đây:
Nhóm 1: Nguyên âm ghép với nguyên âmai, ao, ou, ei, ia, ie, iu, ua, uo, ui, üe
Nhóm 2: Nguyên âm đơn ghép với chữ n (phụ âm n)an, en, in, un, ün
Nhóm 3: Nguyên âm đơn ghép với ngang, ong, eng, ing
Nhóm 4: Nguyên âm đơn ghép với nguyên âm đơn và ghép với n hoặc ng.iao, uai, ian, uan, üan, iang, iong, uang
Nhóm 5: Nhóm đặc biệt er và ueng (weng)er

Nguyên âm er là vận mẫu đặc biệt không ghép với phụ âm nào cả, luôn đứng một mình và đọc là weng

3. Học phát âm

  • Đọc vận mẫu đơn

  • Đọc vận mẫu kép (nguyên âm kép)

Nhóm 1: Nguyên âm ghép với nguyên âm

Nguyên âm ghép với nguyên âmCách đọc, cách phát âm
aiGần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i
aoGần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
ouGần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”
eiGần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i
iaGần giống âm “ia”. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a”
ieĐọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê”
iu (iou)Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u”
uaGần giống âm “oa”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”
uoĐọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”
ui (uei)Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”.
üeGần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm “ê”

 

Chú ý: 

  1. iu và ui thực chất là cách viết ngắn gọn của (iou) và (uei). Nhưng từ nay các bạn chỉ cần ghi nhớ iu và ui là được.
  2. Các nguyên âm ia, ie, khi không được ghép với thanh mẫu nào, sẽ được viết là ya, ye.

Nhóm 2: Nguyên âm ghép với n

Nguyên âm ghép với nCách đọc, cách phát âm
anGần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”
enGần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n”
inGần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”
un (uen)Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”
ünGần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ âm “n”

Chú ý: Âm “un” chính là viết tắt của “uen” nên hãy ghi nhớ cách đọc nhé. Không đọc là “un”, mà phải đọc là “u-â-n”.

Nhóm 3: Nguyên âm đơn ghép với ng.

Nguyên âm đơn ghép với ng.Cách đọc, cách phát âm
angGần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”
ongGần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang âm “ng”
engGần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng”
ing Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng”

Nhóm 4: Nguyên âm ghép với nguyên âm ghép với n hoặc ng

Nguyên âm ghép với nguyên âm và ghép với n hoặc ngCách đọc, cách phát âm
iaoGần giống “i + eo”. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao”
uaiGần giống âm “oai”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ai”
ianGần giống “i + ên” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyển sang nguyên âm “an”
uanGần giống âm “oan”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “an”
üanGần giống âm “uy + en” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “ü” (uy) rồi chuyển qua âm “an”
iangGần giống “i + ang” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “I” trước rồi chuyển sang nguyên âm “ang”
iongGần giống âm “i +ung” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển qua âm “ung”
uangGần giống âm “oang”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ang”

Nhóm 5: Nhóm đặc biệt 

er – Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh hơn chút).

Vậy là chúng ta đã từng bước làm quen với vận mẫu trong tiếng trung, yêu cầu các bạn phải học thuộc cách đọc cách phát âm và ghi nhớ vào trong đầu. Việc học tiếng trung khó nhất ở thời điểm đầu tiên, nếu bạn đã trải qua được khóa đào tạo tiếng trung cho người mới bắt đầu thì các vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều. Cảm ơn các bạn đã đọc và xem bài viết này.

error: Content is protected !!
Lên đầu trang