- 時代華語 1 – Tiếng Trung thời đại 1
- 時代華語 2 – Tiếng Trung thời đại 2
- 第 1 課 – Bài 1 – Q2
- 第 2 課 – Bài 2 – Q2
- 第 3 課 – Bài 3 – Q2
- 第 4 課 – Bài 4 – Q2
- 第 5 課 – Bài 5 – Q2
- 第 6 課 – Bài 6 – Q2
- 第 7 課 – Bài 7 – Q2
- 第 8 課 – Bài 8 – Q2
- 第 9 課 – Bài 9 – Q2
- 第 10 課 – Bài 10 – Q2
- 第 11 課 – Bài 11 – Q2
- 第 12 課 – Bài 12 – Q2
- 第 13 課 – Bài 13 – Q2
- 第 14 課 – Bài 14 – Q2
- 第 15 課 – Bài 15 – Q2
- 第 16 課 – Bài 16 – Q2
中文原则 - Các nguyên tắc trong tiếng Trung
I.Vận mẫu i, u, ü khi đứng 1 mình trở thành âm tiết độc lập thì ta phiên âm như sau:
i ==>yi
u ==>wu
ü ==>yu
VD: trong tiếng Trung
Số 1 là” 一” ta có phiên âm la tinh là “yī”
Số 5 là “五” ta có phiên âm la tinh là “Wǔ”
II. Vận mẫu bắt đầu bằng nguyên âm “i”, “u”, “ü” thì ta cần phiên âm i ==>yi; u ==>wu; ü ==>yu cộng với nguyên âm còn lại phía sau:
VD: ya=>ia
you=>iou
yang=>iang
yue=> üe
yuan=>üan
wo=>uo
wan=>uan
Lưu ý: vận mẫu “in=>yin”; “ing=>ying”
III.Vận mẫu “iou, uei, uen” khi kết hợp với thanh mẫu thì ta bỏ nguyên âm “o,e” ở giữa đi, cách đọc không thay đổi
VD: j+iou=>jiu
d+uei=>dui
g+uen=>gun
IV. Vận mẫu chứa nguyên âm “ü” khi hết hợp với thanh mẫu “j,q,x” thì ta bỏ 2 chấm phía trên chữ “u” đi. Khi kết hợp với thanh mẫu “n,l” ta vẫn giữ nguyên.
VD: j+ün=>jun
x+üe=>xue
l+ü=>lü
V. Biến điệu của từ/câu có nhiều thanh 3
A.2 âm tiết thanh 3 đi liền nhau
Khi từ có 2 thanh 3 đứng liền kề nhau, âm tiết đầu tiên sẽ biến điệu thành thanh 2, âm tiết thứ hai sẽ giữ nguyên thanh điệu (thanh 3)
Ví dụ:
你好 /nǐ hǎo/ -> đọc thành /ní hǎo/
-> Âm tiết đầu tiên ‘nǐ’ biến điệu thành thanh 2 – đọc thành ‘ní’.
Âm tiết thứ hai ‘hǎo’ giữ nguyên thanh điệu.
B.3 âm tiết thanh 3 đi liền nhau
Khi các cụm từ có 3 thanh 3 đứng liền kề nhau, âm tiết đầu tiên và âm tiết thứ hai sẽ biến điệu thành thanh 2, âm tiết thứ ba sẽ giữ nguyên thanh điệu (thanh 3)
Ví dụ:
展覽館 /zhǎnlǎnguǎn/ -> đọc thành /zhán lán guǎn /
-> Âm tiết đầu tiên ‘zhǎn’ biến điệu thành thanh 2 – đọc thành ‘zhán’
Âm tiết thứ hai ‘lǎn’ biến điệu thành thanh 2 – đọc thành ‘lán’
Âm tiết thứ ba ‘guǎn’ giữ nguyên thanh điệu.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì âm tiết đầu và âm tiết cuối sẽ giữ nguyên thanh điệu, âm tiết thứ hai biến điệu thành thanh 2.
Ví dụ:
我請你 /wǒ qǐng nǐ/ -> đọc thành /wǒ qíng nǐ/
-> Âm tiết đầu tiên ‘wǒ’ giữ nguyên thanh điệu
Âm tiết thứ hai ‘qǐng’ biến điệu thành thanh 2 -> đọc thành ‘qíng’
Âm tiết thứ ba ‘nǐ’ giữ nguyên thanh điệu
C. Nhiều âm tiết thanh 3 đi liền nhau
Khi gặp trường hợp có từ 4 âm tiết thanh 3 trở lên đứng liền kề nhau trong câu thì chúng ta sẽ chia nhỏ câu đó thành từng từ hoặc cụm từ rồi áp dụng 2 nguyên tắc biến điệu thanh 3 phía trên (nguyên tắc A và B)
Ví dụ:
我等你很久了。
/Wǒ děng nǐ hěnjiǔle./
Tôi đã đợi bạn rất lâu rồi.
-> Chúng ta tách câu này thành các cụm riêng như sau:
我等你 | 很久 | 了
wo3deng2ni3 | hen2jiu3 | le
VI. Biến điệu của chữ 一[yī]
1.‘一’ khi đứng một mình hoặc khi là số đếm, số thứ tự thì sẽ không thay đổi thanh điệu, vẫn đọc là (yī) – thanh 1.
2.‘一’ khi đứng trước thanh 4 thì sẽ biến điệu, đọc thành thanh 2.
Ví dụ:
一萬 -> yíwàn
一次 -> yícì
一定 -> yídìng
一半 -> yíbàn
3.‘一’ khi đứng trước các thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì sẽ biến điệu thành thanh 4.
Ví dụ:
- Đứng trước thanh 1:
一天 -> yì tiān
一般 -> yìbān
一邊 -> yìbiān
- Đứng trước thanh 2:
一時 -> yìshí
一群 -> yìqún
一條 -> yìtiáo
一團 -> yìtuán
- Đứng trước thanh 3:
一舉 -> yìjǔ
一早 -> yìzǎo
一手 -> yìshǒu
一體 -> yìtǐ
4.‘一’ khi đứng giữa động từ trùng lặp thì sẽ biến điệu thành thanh nhẹ.
Ví dụ:
看一看 -> kànyikàn
想一想 -> xiǎngyixiǎng
問一問-> wènyiwèn
學一學 -> xuéyixué
Biến điệu của chữ 不 [bù]
1.‘不’ khi đứng một mình hoặc đứng ở cuối câu thì sẽ giữ nguyên thanh điệu [thanh 4].
2.‘不’ khi đứng trước thanh 4 thì sẽ biến điệu thành thanh 2.
Ví dụ:
不會 -> búhuì
不但 -> búdàn
不是 -> búshì
不信 -> búxìn
*** Lưu ý: Thay đổi cả cách đọc và cách viết. Khi viết ‘一’ (yī) và ‘不’ (bù) ở hình thức pinyin thì phải viết theo thanh điệu đã được thay đổi của 2 từ này.
Các nét cơ bản trong tiếng trung

- Nét chấm (丶) : Một dấu chấm từ trên xuống dưới.
- Nét ngang (一): Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
- Nét sổ (丨): Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
- Nét hất( ): Nét cong, hất chéo từ dưới lên, đi lên từ trái sang phải.
- Nét phẩy (丿) : Nét cong gần giống dấu phẩy, kéo xuống từ phải qua trái.
- Nét mác( ) : Nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
- Nét gập : Có 1 nét gập giữa nét.
- Nét móc (亅) : Nét móc lên ở cuối các nét khác.
Trong văn hóa Trung Quốc, mỗi ký tự có quy tắc viết riêng. Để ghi nhớ lâu chữ Hán, nắm rõ kiến thức về quy tắc viết chữ Hoa là điều cần thiết.
- 先横後竪 Ngang trước sổ sau. Ví du: 十, 拜,…
- 先撇後捺 Phẩy trước mác sau (Xiên trái được viết trức, xiên phải viết sau. Ví dụ: 入, 人, …
- 從上到下 Trên trước dưới sau (Nét bên trên được viết trước, nét bên dưới viết sau):星, 旦, 章, 軍,…
- 從左到右 Trái trước phải sau (Các nét bên trái được viết trước rồi mới đến bên phải):陽, 啪, 打, 明, 謝,…
- 先外后内 Ngoài trước trong sau (Khung ở ngoài được viết trước, sau đó mới đến các nét trong):風, 周, 同, 問, 用,…
- 先裡頭後封口 Vào trước đóng sau 目, 田, 团, 围, 国,…
- 先中間後两邊 Giữa trước hai bên sau (Khi chữ có 2 bên đối xứng thì áp dụng quy tắc này): 水, 小, 木, 兼, 永,…
Ngoài ra, còn những quy tắc luyện viết chữ Hán Nôm khác
Các quy tắc bút thuận phía trên chỉ là quy tắc chung, nhưng đa phần chữ Hán rất phức tạp, nhiều hình thể đa dạng nên việc vận dụng bút thuận của nhiều chữ phải là sự tổng hợp của các quy tắc tập viết chữ. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn dễ sử dụng các quy tắc khi viết hơn:
- Nét chấm trên cùng hoặc bên trái, viết trước: 為, 衣,…
- Nét chấm trên cùng ở bên phải hoặc bên trong, viết sau: 瓦、 我、
- Quy tắc viết kết cấu bán bao vây trên trái hoặc trên phải, cần viết ngoài trước trong sau: 句、壓
- Viết chữ Hán Nôm bao vây trái dưới, viết sau cùng (bộ dẫn, bộ sước): 邊、廷
- Chữ Hoa bán bao vây dưới, viết theo nguyên tắc trong trước ngoài sau: 凶、幽
- Học chữ bán bao vây phía trên, cần viết ở ngoài trước trong sau: 用、同
Tập viết chữ Hoa bán bao vây phía bên phải, nét trên cùng viết trước, tiếp đến viết đến phần phía trên rồi sau cùng mới viết các nét còn lại: 巨、醫、匠